Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2014

Mười bảy cây số đường ma- Truyện ngắn Võ Diệu Thanh

MưỜI BẢY CÂY SỐ ĐưỜNG MA Mưa chỉ lắc rắc nhưng trời chuyển tối mịt. Mới hơn tám giờ mà tưởng như đã gần nửa đêm. Tôi tranh thủ ghé cây xăng. Trong bình còn hơn nửa lít nhưng đi tối cần phải đầy đặn cho yên bụng.  Cái lạnh của mưa lâm râm làm cho đêm như nặng hơn.  Mọi người không ai muốn ra đường. Tôi cũng mong mau tới nhà. Cái nôn nóng đó đã làm tôi bỏ qua bàn tay vẫy của một người phụ nữ. Gương mặt đen đúa của chị với cặp mắt đỏ tôi từng gặp trên chuyến xe từ Sài Gòn về đã kéo tôi quay lại. Chị tên Hua, nhà ở dưới xóm tôi một đỗi. Tôi và chị ngồi cùng một băng ghế trong một chuyến xe. Mặt chị háo hức  nhưng nét lo âu hằn rõ làm chị như ngơ ngác hơn giữa đông đảo xe cộ. Ngồi yên chỗ, chị kéo bọc bánh mì đồ sộ ra vuốt ve. -Chú coi tôi mua đúng loại bánh mì Bình Chánh nè. Thơm lắm. Nhai ngọt miệng. Mấy lần trước mua lầm về ăn lạt xèo. Tôi chỉ lấy mắt nhìn chị. Thấy tội nghiệp. Chắc chị hình dung cảnh bầy con mình đang ôm mấy ổ bánh mì gần bằng tụi nó nhai ngon làn...

Đoạn đầu của một bài viết "Trong kỳ tập huấn, tôi có nói về “tiếng nói của những điểm số”, báo cáo viên hỏi “Cô thấy thông tư 30 và thông tư 32 cái nào hay hơn?.” Khoan hãy nói câu trả lời của tôi. Trước hết nói về hai thông tư. Một cái thì chuyên về điểm số, cấm sửa lỗi tại chỗ vào vở học trò, không nhắc tới nhận xét (để tránh vở học trò đầy màu mực đỏ). Một cái thì chuyên về nhận xét cấm tuyệt đối điểm số (để tránh áp lực đối với học sinh). Câu hỏi hỏi của vị báo cáo viên làm tôi nhớ tới những bộ phim “ngôi nhà không có đàn ông” hay một ý tưởng về “thế giới không có đàn bà”. Những phim này không xem cũng thừa biết cái sự mất cân đối nó sẽ sinh ra nhiều xáo trộn. Tôi so sánh vậy vì tôi thấy điểm số và nhận xét là hai con người khác phái nếu tốt tính giỏi hòa hợp thì có thể sống hòa bình một nhà. Sao lại bắt hai đứa nó phải một mất một còn. - Thông tư mới làm cho giáo viên méo mặt nhưng cô giáo này hình như còn sống được.

Em đã yêu Ka Rim

  Từ hồi tôi theo chồng, má và em tôi chuyển về sống nơi khác, tôi ít có dịp về xứ. Mấy người bạn nói: “Sanh ra ở Châu Phong à? Nghe nói Chăm nhiều lắm, về đó chơi đi”. Nhà tôi giữa hai xóm Chăm, ở đó còn khá nhiều bạn bè, bà con lối xóm. Nhắc tới quê, tôi chợt thèm gặp một gương mặt ngăm đen. Anh là người Chăm có hai mắt to như người Ấn Độ. Xóm Chăm lạ hoắc. Nhà Da Pha nằm cặp con đường dẫn về tuyến dân cư mới, với những ngôi nhà sàn cao cẳng lợp tôn màu hồng tươi rói. Vợ Da Pha không đẹp nhưng vui tính. Dường như tục cấm cung đã không đá động tới đời chị. Thấy khách, miệng chị cười đầy, mắt sáng một vẻ tự tin. - Da Pha hay dẫn khách về đây chơi lắm chị ơi! Nhà của họ gọn nhưng dài. Bên trong đầy đủ tiện nghi, có cả máy nước nóng, máy hút bụi và máy giặt. - Em không chịu mấy thứ này, tốn điện. Ảnh nói có nó em đỡ cực. Làm phụ nữ công việc nhà cửa bớt được cái nào đỡ cái đó. Chỗ bệnh viện nhiều thứ lắm, về còn bệnh nhân ở nhà, bà con trong xóm có mệt đi không nổi là ảnh chạ...
  Công khai Bạn bè Chỉ mình tôi Tùy chỉnh Bạn thân NGÀY KHÔNG VỘI VÃ Xem tất cả các danh sách... Vùng Long Xuyên Quay lại      

Người đàn bà đa tình - Truyện ngắn của Võ Diệu Thanh

Người đàn bà đa tình - Truyện ngắn của Võ Diệu Thanh Thứ sáu, 03 Tháng 1 2014 14:36  |  Đăng bởi Ngọc Châu Võ Diệu Thanh (An Giang) – là tác giả được độc giả biết đến qua tập truyện ngắn “Cô con gái ngỗ ngược”; giải nhì của cuộc thi “Văn học tuổi 20″ lần thứ tư – đã giành được giải nhất cuộc thi truyện ngắn YuMe 2011 với tác phẩm “Người đàn bà đa tình”. Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu. - Vợ thằng Thị, bây qua đây tao cho cặp kiếng đen với cái khăn đội đầu. - Má, mợ Thị đâu có cận mà má cho cặp kiếng. Vấn cái khăn như má nhìn nực nội muốn chết. - Thằng mất dại, biết gì mà ăn cơm hớt. Đĩnh thấy mình ngu. Anh không hiểu hết ý cặp kiếng đen của má. Đĩnh còn ngu lâu. Nhà anh phơi lá gòn. Bột gòn chất bao bao. Nó quá quen. Nhưng Đĩnh thường hỏi màu xanh này ở đâu. Lá phơi khô màu xám. Vậy thì màu xanh ở đâu khi xay nó nhừ ra. Có những điều rất ngộ. Ví dụ như vì sao mợ Thị giấu tóc. Nó đen nhức nhối, xức dầu dừa mướt rượt...